My Hà Nội xin chia sẻ với bạn về một số vấn đề xoay quanh việc cơ hội cho những nhà thuốc qua cuốn sách Dịch chuyển ngành dược.
PHẦN 1 HIỂU VỀ NGÀNH BÁN LẺ DƯỢC PHẨM
Chương 1: Bức tranh ngành dược phẩm
Ngành dược phẩm đang cạnh tranh mạnh mẽ do hiệp định TPP mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế dẫn đến sự xuất hiện của các ông lớn trong ngành. Mặc khác, do các ngành bán lẻ khác đang bão hòa, họ đã nhận ra tiềm năng của ngành bán lẻ dược phẩm.
Việt Nam được đánh giá là quốc gia có ngành dược mới nổi. Đồng thời, Việt Nam cũng đang trong thời kỳ già hóa dân số và chất lượng cuộc sống được cải thiện nên nhu cầu quan tâm đến sức khỏe ngành càng tăng. Bức tranh cụ thể bao gồm:
-Sản xuất phụ thuộc nguyên liệu nước ngoài đến 90%.
-Các chuỗi bán lẻ đang mở rộng quy mô: xuất hiện các chuỗi bán lẻ watson, guardian, sự lấn sân của các ông lớn như chuỗi nhà thuốc Long châu FPT, Pharmacity,…Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế đối với ngành bán lẻ như môi trường chưa thuận lợi: số lượng người dân tham gia bảo hiểm y tế tăng dẫn đến số lượng lớn người bệnh mua thuốc tại nhà thuốc bệnh viện. Tiếp theo là những quy định khắt khe của ngành y tế, sự thận trọng của người tiêu dùng và số lượng dược sĩ/người dân thấp trong khi nhà thuốc thì nhiều. Kết quả là chất lượng tư vấn không cao.
-Phân hóa kênh phân phối dược phẩm: mở rộng kênh OTC, công ty phân phối dược phẩm có xu hướng xây dựng chuỗi bán lẻ, phân phối thông qua siêu thị thuốc, nhà thuốc truyền thống bán sỉ tại địa bàn, phân phối cho các nhà thuốc nhỏ lẻ.
Chương 2: Xu hướng của kinh doanh bán lẻ dược phẩm
– Đa kênh thay vì đơn kênh: ngoài các cửa hàng truyền thống, còn có sự xuất hiện của các cửa hàng online, đòi hỏi sự đồng bộ về cả sale, marketing, tư vấn, chăm sóc khách hàng.
– Nở rộ M&A: sự nở rộ các cuộc sáp nhập mua bán công ty dược cho thấy thị phần dược VN nói chung và ngành bán lẻ nói riêng đang rất phát triển.
– Sự lên ngôi của dược mỹ phẩm và thực phẩm chức năng.
– Cuộc chơi song song của nhà thuốc truyền thống và chuỗi nhà thuốc:
Sự ra đời của chuỗi nhà thuốc cho thấy sự đa dạng và thói quen tiêu dùng của người Việt có sự thay đổi. Hệ thống chuỗi phân hóa thành hai nhóm khác biệt. Nhóm thứ nhất chỉ tập trung bán thuốc và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe. Nhóm thứ hai đi theo hướng cửa hàng tiện lợi kết hợp bán rất nhiều mặt khác ngoài thuốc và bắt tay với nhiều đối tác nước ngoài. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa chuỗi nhà thuốc đang chiếm ưu thế, tác giả đã chỉ ra ba bất lợi cơ bản bao gồm: cạnh tranh mặt bằng khi muốn mở rộng hệ thống chuỗi, thói quen tiêu dùng khó thay đổi của người dân và việc khó len lỏi vào ngõ ngách như nhà thuốc truyền thống.
Chương 3: Cơ hội và thách thức trong kinh doanh bán lẻ dược phẩm
Tác giả cho rằng ngành dược đang có nhịp độ tăng trưởng mạnh là cơ hội cho ngành bán lẻ dược phẩm. Bên cạnh đó, luật Dược sửa đổi cũng thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước phát triển.
Về thách thức, ngành bán lẻ đang phải đối mặt với những vấn đề sau:
– Áp lực từ thị trường bao gồm cả các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
– Sự thay đổi của luật Dược trong quản lý thuốc kê đơn và kiểm soát đặc biệt.
– Thông tư 30/2018 áp dụng DMT hóa dược được cấp miễn phí cho người có BHYT.
– Quy định nhà thuốc GPP gây khó khăn.
– Đào tạo nguồn nhân lực.
– Áp lực từ các ban ngành và khe hở quản lý dẫn đến việc nhập thuốc sỉ, giá cạnh tranh, phá giá.
Nguồn: Cộng đồng nhà thuốc hiệu quả
https://www.facebook.com/groups/congdongnhathuochieuqua/posts/305108571036057/