Hôm nay là một chủ đề mới, một chủ đề mà khi nghĩ đến MyHaNoi các bạn sẽ mường tượng ra ngay. Đó là lịch sử của thủ đô ngàn năm văn hiến này. Hãy cùng MyHaNoi khám phá về lịch sử Hà Nội nhé.
Thời thượng cổ
Miền đất Hà Nội được người dân từ trung du đã di cư xuống đây từ hơn 4000 năm trước xây dựng nền văn minh đầu tiên, đây là chỗ có được phù sa từ sông hồng bồi đắp thành các rừng rậm, đầm lầy.
Trong thời kì này khoảng 2000 năm trước công nguyên được gọi là thời kì đồng thau, sau đó vào 500 năm trước công nguyên là thời kỳ đồ sắt. Về sau người dân tìm được rất nhiều những di tích và cổ vật thời điểm này ví dụ như thành dền ( mê linh) đình chàng (đông anh),…
Thời hồng bàng ( từ thế kỉ VI trước công nguyên cho đến năm 179 trước công nguyên)
Trong thời đại này, dân Hà Nội chủ yếu sống ven sông Tô Lịch, thuộc trung tâm phía nam Văn Lang. Ở đây người dân sinh sống với nghề trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt cá là chủ yếu. Trong thời đại này có 2 vị anh hùng trong truyền thuyết là Thánh Gióng (Gia Lâm) đã đánh đuổi giặc ngoại xâm và Sơn Tinh (Ba vì) đã thay người dân chống lũ, đảm bảo an toàn cho người dân.
Cũng trong thời đại này, An Dương Vương đã đánh bại quân Tần, khai sinh ra nước Âu Lạc và dời đô về thành Cổ Loa (nay là Đông Anh – Hà Nội).
Năm 179 trước công nguyên, Triệu Đà đã đánh bại nước Âu Lạc, nước ta rơi vào chế độ Bắc thuộc.
Thời Bắc thuộc (179 trước công nguyên – 938)
Trong thời kì này, người dân Hà Nội dưới ách đô hộ của phương Bắc đã nổi lên nhiều cuộc khởi nghĩa, có thể liệt kê như:
Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng vào năm 40 – 43, nhân dân Hà Nội nhiệt tình tham gia khởi nghĩa nhằm giành lại quyền độc lập dân tộc, chủ yếu ở khu vực Hoàng Mai, Tam Trinh bây giờ. Tuy nhiên cuộc khởi nghĩa nhanh chóng bị dập tắt sau khi quân tiếp viện phía Bắc tràn vào.
Cuộc khởi nghĩa Vạn Xuân năm 542 – 602, được Lý Bí dựng cờ khởi nghĩa. Ngay lập tức những người dân Hà Nội hưởng ứng, nhân sỹ ở đây tích cực tham gia, trong đó có 2 người là Tinh Thiều và Phạm Tu sau này là 2 tướng văn và võ đứng đầu trong triều đình Tiền Lý. Sau khi đánh đuổi quân Lương xâm lược, Lý Bí lập tên nước là Vạn Xuân và đóng đô ở Sông Tô Lịch.
Cuộc khởi nghĩa Tống Bình vào năm 454 – 456, huyện Tống Bình được nhà Lưu Tống thành lập, nay là trung tâm vùng đất Hà Nội. Ngay sau đó năm 679 đã bị Đường lập An nam đô hộ, Hà Nội lại rơi vào thời kì đô hộ
Cuộc khởi nghĩa Phùng hưng năm 766 đến năm 799, Phùng Hưng nổi dậy ở Đường Lâm, Đại La được đông đảo người dân ủng hộ, cũng được tự chủ 7 năm rồi bị đô hộ trở lại.
2 nhà Dương Khúc tự chủ năm 905 đến năm 938, Khúc Thừa Dụ và Dương
Đình Nghệ đem quân đánh thành Đại La, sau đó tự xưng Tiết độ xứ. Sau đó quân Nam Hán sang xâm lược bị Ngô Quyền đánh bại và đã xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa.
Thời Lý – Trần từ năm 1010 đến năm 1397
Vào năm 1009, Lý Công Uẩn có về quê ở Từ Sơn, Bắc Ninh đã nhìn thấy một con rồng bay trên bầu trời Hà Nội. Ông cho rằng đây là điềm báo về một tương lai tốt đẹp ở nơi đây. Chính vì thế vào năm 1010 ông đã chính thức dời đô từ Hoa Lư về đây, đặt tên vùng đất mới này là Thăng Long. Hiện tại đây là thủ đô ngàn năm văn hiến của chúng ta cho đến bây giờ.
Trong thời đại nhà Lý, Thăng Long đã được hoàn thiện và xây dựng nhiều công trình kiến trúc cũng như thành trì, ví dụ như Thăng Long thành, Long Thành – đời lê gọi là cấm thành.
Những biểu tượng cho đến bây giờ của thời Lý cũng còn tồn tại như chùa một cột, chùa báo thiên, Văn Miếu Quốc Tử Giám,…
Cho đến thời Trần, Thăng Long tiếp tục được mở rộng ra, trở thành trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế của cả nước ta thời ấy, với 61 phường có mỗi một làng nghề khác nhau như dệt vải, làm giấy, nhuộm điều,…
Thương nghiệp lúc ấy cũng phát triển do điều kiện giao thông tốt, đi lại giữa các vùng dễ dàng hơn.
Đến năm 1258 – 1288, đế chế Mông Nguyên đã để ý nước ta và thôn tính xâm lược. Với lượng quân số 2 bên chênh lệch cùng với độ thiện chiến của quân Mông Nguyên, nhà Trần đã phải triển khai kế sách vườn không nhà trống, rút khỏi kinh thành nhằm đánh trả chúng từng đợt một. Cắt những đợt tiếp tế, chi viện nhằm giảm số lượng cũng như chất lượng của các binh lính rồi đánh trả lại. Trên địa bàn Hà Nội cũng diễn ra rất nhiều trận đánh, cụ thể là trận 29/01/1258 nhằm kết thúc cuộc xâm lược lần 1 của quân Mông Nguyên.
Sau đó nhà Hồ chiếm ngôi nhà Trần, lên ngôi năm 1397 và rời đô về An Tôn (Thanh Hóa), đổi tên Thăng Long thành Đông Đô.
Thời Hậu Lê năm 1428 đến năm 1778
Vào năm 1406, dưới sự cai trị của nhà Hồ lỏng lẻo, quân Minh từ phía Bắc sang xâm lược. Ngày 21/01/1407, nhà Minh đã vào sâu trong biên giới và chiếm được thành Đông Đô, từ đó được đổi tên thành Đông Quan, trở thành trung tâm của bộ máy cai trị lúc bấy giờ.
Sau đó Lê Lợi đứng lên và thiết lập một cuộc khởi nghĩa Lam Sơn vào năm 1418 tại Thanh Hóa và đánh bại quân xâm lược. Ngày 22/11/1426, quân khởi nghĩa lên kế hoạch và giải phóng thành Đông Quan. Sau khi đánh đuổi quân xâm lược, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, lấy lại cái tên Đông Đô và đặt thủ phủ tại đây. Sau đó được đổi tên thành Đông Kinh vào năm 1430. Sau đó lại được đổi tên thành Trung Đô gồm 2 huyện Vĩnh Xương và Quảng Đức vào năm 1466.
Nhà Lê bị cướp ngôi bởi thái tổ Mạc Đăng Dung vào năm 1527, sau đó liền đổi tên thành Thăng Long.
Ở thời kì này Thăng Long phát triển rất mạnh mẽ, có tên gọi khác là Kẻ Chợ. Thương nghiệp phát triển mạnh với các Cửa Nam, Cửa Đông, Thịnh Quang,.. Dân số nơi đây tăng chóng mặt, các nghề thủ công cũng cứ thế mà phát triển ngày càng đa dạng, trở thành một phần lịch sử cho đến ngày nay.
Tiếp đó quân Tây Sơn lật đổ chúa Trịnh vào năm 1786, Quang Trung tiến đánh và giải phóng thành Thăng Long khỏi quân Thanh, đóng đô ở Phú Xuân (Huế), từ đó Thằng Long được trở thành thủ phủ ở miền Bắc.
Thời Nguyễn, Pháp thuộc từ năm 1802 đến năm 1945
Sau khi Gia Long tiêu diệt được quân Tây Sơn vào năm 1802, nhà Nguyễn đã ra lệnh đập thành, xây lại thành Thăng Long mới theo kiểu Pháp.
Từ đó đến năm 1931, vua Minh Mạng ra miền Bắc, đổi tên thành Hà Nội gồm 4 phủ và thành Thăng Long cũ.
Tuy lúc ý không phải thủ đô ở Việt Nam, tuy nhiên Hà Nội đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta, rất nhiều các công trình kiến trúc, các trường đại học, các bệnh viện, nhà hát được xây dựng trong thời kì này và đã trở thành những di tích lịch sử cho đến thời nay như trường Đại học Dược Hà Nội, đền Ngọc Sơn, Cầu Thê Húc,…
Trong thời điểm thực dân Pháp xâm chiếm Việt Nam, tổng thống Pháp thời đó là Marie Francois đã chiếm được Hà Nội vào năm 1888 đã ký sắc lệnh thành phố Hà Nội được coi là đô thị cấp 1. Chính vì vậy đây là dấu mốc quan trọng để đặt những nền móng, bước chân đầu tiên khiến Hà Nội phát triển như ngày hôm nay.
Trong những giai đoạn 1930 đến 1945, Hà Nội xảy ra nhiều cuộc biểu tình và xung đột với thực dân Pháp, nổi bật là năm 1945 dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam, người dân Hà Nội đã vực dậy đấu tranh tổng khởi nghĩa giành lại chính quyền từ tay của thực dân Pháp.
Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và Mỹ năm 1945 – 1975
Vào ngày quốc khánh mùng 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, lấy Hà Nội làm thủ đô của mọi mặt trong xã hội.
Tuy nhiên Hà Nôi thất thủ không lâu sau khi thực dân Pháp quay lại chiếm đóng và phải đến năm 1954 sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hà Nội mới được giải phóng hoàn toàn.
Đến thời kì kháng chiến chống Mỹ, nhân dân Việt Nam đã không đầu hàng, đứng dậy đánh đuổi giặc xâm lược, ngăn chặn kế hoạch biến Hà Nội thành thời kỳ đồ đá của đế quốc Mĩ. Từ đó sản sinh ra những anh hùng và 12 ngày đêm chiến đấu trên bầu trời Hà Nội, được coi là trận đánh Điện Biên Phủ trên không anh hùng. Thắng lợi này đã mở đầu cho thời kỳ phát triển kinh tế của nhân dân Hà Nội hay toàn nước Việt Nam cho đến ngày nay
Trên đây là sơ lược lịch sử Hà Nội từ những ngày đầu xây dựng, thành lập và phát triển cho đến ngày nay. Khiến Hà Nội trở thành thủ đô của đất nước Việt Nam, một trong những nơi phát triển bậc nhất ở Việt Nam hiện nay.